Sứ mệnh của Trung tâm Dân quyền (CRC) là khuyến khích mọi người không phân biệt đối xử, thúc đẩy cơ hội bình đẳng bằng cách quản lý và thực thi nhiều luật dân quyền khác nhau. Các luật này bảo vệ:
- Nhân viên của Bộ Lao động (DOL) cùng những người nộp đơn xin việc tại DOL, và
- Những người nộp đơn, tham gia, làm việc hoặc tiếp xúc với các chương trình và hoạt động do DOL thực hiện, hoặc nhận hỗ trợ tài chính từ DOL, hoặc trong một số trường hợp nhất định thì từ các cơ quan Liên bang khác.
Chúng tôi thực hiện sứ mệnh này bằng cách điều tra và giải quyết các vụ khiếu nại về tình trạng phân biệt đối xử, tiến hành đánh giá tuân thủ, cung cấp hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật, phát triển và công bố các quy định, chính sách và hướng dẫn về quyền dân sự. Nếu quý vị cho rằng mình là thành viên của một trong những nhóm người mà chúng tôi bảo vệ hoặc các tổ chức mà chúng tôi phục vụ, xin quý vị hãy đọc thông tin trên website này để tìm hiểu liệu chúng tôi có thể hỗ trợ quý vị hay không và hỗ trợ như thế nào.
Công việc của chúng tôi
Phòng Thực thi Bên ngoài (OEE) của CRC quản lý và thực thi các luật về chống phân biệt đối xử được áp dụng cho những thực thể sau:
- Bên nhận hỗ trợ tài chính theo Đề mục I của Đạo luật Cơ hội và Đổi mới Lực lượng Lao động (WIOA);
- Các đối tác của Trung tâm Việc làm Hoa Kỳ được liệt kê trong Mục 121(b) của WIOA chuyên cung cấp các chương trình hay hoạt động thông qua hệ thống phát triển lực lượng lao động;
- Chỉ dành cho các vấn đề về tình trạng khuyết tật, chính quyền tiểu bang và địa phương, các thực thể công cộng khác chuyên về điều hành các chương trình cũng như hoạt động liên quan đến lao động và lực lượng lao động; và
- Bên nhận hỗ trợ tài chính từ DOL, hoặc các chương trình do DOL thực hiện nhưng không được bao gồm trong các hạng mục trên.
Một vài ví dụ về các thực thể được bao gồm là:
- Các chương trình WIOA dành cho người lớn, thanh thiếu niên và công nhân bị mất việc làm;
- Các chương trình thuê làm và đào tạo dành cho người Mỹ bản địa cũng như công nhân nông trại di cư và thời vụ;
- Các chương trình dịch vụ việc làm của tiểu bang;
- Các chương trình Bảo hiểm Thất nghiệp;
- Chương trình Việc làm Phục vụ Cộng đồng cho Người lớn tuổi (SCSEP) dành cho công nhân lớn tuổi;
- Job Corps;
- Các chương trình của Đạo luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại; và
- Các chương trình tài trợ khác do các cơ quan của DOL quản lý, chẳng hạn như Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe ngành Mỏ, Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp, Dịch vụ Việc làm và Đào tạo dành cho Cựu chiến binh.
Các luật do CRC quản lý và thực thi thường cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo (bao gồm không tạo điều kiện cho các tín ngưỡng, nghi lễ hay hoạt động tôn giáo), giới tính (bao gồm tình trạng mang thai, khuynh hướng tình dục và bản dạng giới), quốc tịch (bao gồm trình độ tiếng Anh hạn chế), độ tuổi, tình trạng khuyết tật (bao gồm không cung cấp các cơ sở mà người khuyết tật có thể tiếp cận; không tạo điều kiện hoặc sửa đổi các chính sách hay thủ tục; hoặc không thông tin liên lạc theo cách hiệu quả), đảng phái hoặc niềm tin chính trị.
Trong những trường hợp cụ thể như được lưu ý bên dưới, các luật do CRC thực thi cũng cấm phân biệt đối xử dựa trên các cơ sở sau:
- Tình trạng quyền công dân/thân phận là người nhập cư hợp pháp được phép làm việc tại Mỹ (đối với những người được hưởng các chương trình liên quan đến WIOA, các chương trình hay hoạt động khác do đối tác One-Stop cung cấp thông qua hệ thống One-Stop).
- Tham gia một chương trình hay hoạt động nhận hỗ trợ tài chính theo Đề mục I WIOA.
- Tư cách là cha mẹ (trong các chương trình giáo dục và đào tạo do liên bang quản lý, chẳng hạn như Job Corps).
- Trả thù hoặc đe dọa bất kỳ ai thực hiện những hành động sau liên quan đến tình trạng phân biệt đối xử hoặc cơ hội bình đẳng:
- Gửi khiếu nại về tình trạng phân biệt đối xử;
- Phản đối một hành vi phi pháp theo luật dân quyền; hoặc
- Cung cấp thông tin, làm chứng hoặc tham gia điều tra, đánh giá tuân thủ, phiên điều trần hay bất kỳ loại hoạt động nào khác liên quan đến dân quyền.
OEE xử lý, điều tra và ra quyết định về các khiếu nại cáo buộc phân biệt đối xử của những bên nhận, đối tác và các chương trình được liệt kê bên trên.
Văn phòng Tuân thủ và Chính sách (OCAP) của CRC hỗ trợ các nỗ lực thực thi bên ngoài của CRC bằng cách:
- Thực hiện đánh giá tuân thủ, bao gồm đánh giá Kế hoạch Không phân biệt đối xử dành cho các Chương trình của Tiểu bang, nhằm đảm bảo các luật do CRC thực thi đều được tuân thủ;
- Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật;
- Thường xuyên thực hiện đào tạo và giới thiệu tiếp cận; và
- Soạn thảo, xem xét và phổ biến nhiều tài liệu chính sách.
Các luật do Phòng Thực thi Bên ngoài (OEE) cũng như Văn phòng Tuân thủ và Chính sách (OCAP) của CRC thực thi
- Mục 188 của Đạo luật Cơ hội và Đổi mới Lực lượng Lao động (WIOA)
- Đề mục VI của Đạo luật Dân quyền năm 1964, như đã sửa đổi
- Mục 504 và 508 của Đạo luật về Phục hồi Chức năng năm 1973, như đã sửa đổi
- Đạo luật Phân biệt Tuổi tác năm 1975, như đã sửa đổi
- Đề mục IX của Tu chính án Giáo dục năm 1972, như đã sửa đổi
- Đề mục II, phần A của Đạo luật Người Mỹ Khuyết tật năm 1990, như đã sửa đổi
- Sắc lệnh Hành pháp 13160 – Không phân biệt đối xử dựa trên cơ sở chủng tộc, giới tính, màu da, nguồn gốc quốc gia, tình trạng khuyết tật, tôn giáo, tuổi tác, khuynh hướng tình dục, và quan hệ pháp lý với tư cách cha mẹ trong các chương trình đào tạo và giáo dục được liên bang thực hiện.
- Sắc lệnh Hành pháp 13166 – Cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ cho những người có trình độ tiếng Anh hạn chế
- Sắc lệnh hành pháp 13985 – Thúc đẩy sự công bằng chủng tộc và hỗ trợ các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ thông qua Chính phủ liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 14091 – Thúc đẩy sự công bằng chủng tộc và hỗ trợ hơn nữa cho các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ thông qua Chính phủ liên bang
Phòng Thực thi Nội bộ (OIE) của CRC quản lý chương trình Cơ hội Việc làm Công bằng (EEO) nội bộ của DOL bằng cách cố vấn, đơn giản hóa việc hòa giải, điều tra, giải quyết các khiếu nại của nhân viên DOL và những người xin việc tại DOL – là những người cáo buộc bị phân biệt đối xử vì lý do chủng tộc (bao gồm các đặc điểm liên quan đến chủng tộc chẳng hạn như cách chải chuốt và tóc tai); màu da; tôn giáo hoặc tín ngưỡng tôn giáo (bao gồm không tìm cách tạo điều kiện hợp lý cho các tín ngưỡng, nghi lễ hoặc hoạt động tôn giáo); khuyết tật thể chất hoặc tinh thần (bao gồm không tìm cách tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật thể chất hoặc tinh thần); giới tính (bao gồm tình trạng mang thai, sinh con, cho con bú, phá thai và các tình trạng y tế có liên quan, cũng như không tìm cách tạo điều kiện hợp lý cho các tình trạng y tế liên quan đến việc mang thai); khuynh hướng tình dục; tình trạng chuyển giới; bản dạng giới; biểu hiện giới; các đặc điểm liên giới tính; định kiến giới tính (bao gồm đã trải qua bạo lực hoặc quấy rối do giới tính); hoặc đặc điểm giới tính; quốc tịch (bao gồm dân tộc, giọng vùng miền, sử dụng ngôn ngữ khác không phải tiếng Anh, và trải nghiệm nhập cư); tổ tông (bao gồm các đặc điểm liên quan đến tổ tông và có thể bao gồm trang phục cá nhân); độ tuổi (40 tuổi trở lên); tình trạng y tế; thông tin di truyền; tư cách cha mẹ; và trả thù vì tham gia hoạt động EEO được bảo vệ (ví dụ như phản đối tình trạng phân biệt đối xử, bao gồm quấy rối, hoặc gửi khiếu nại; yêu cầu tạo điều kiện hợp lý cho các tín ngưỡng, nghi lễ hoặc hoạt động tôn giáo; tình trạng khuyết tật; hoặc tình trạng mang thai và các tình trạng bệnh lý liên quan).
Một người tham gia hoạt động EEO được bảo vệ khi họ:
- Phản đối một hoạt động mà họ cho là phân biệt đối xử theo các luật do CRC/OIE thực thi như được nêu bên dưới;
- Tham gia bất kỳ giai đoạn nào của quá trình khiếu nại (còn được gọi là thủ tục hành chính hoặc tư pháp) theo các luật do CRC/OIE thực thi như được nêu bên dưới, hoặc
- Tham gia bất kỳ hoạt động hoặc quyền nào khác được mở rộng theo các luật do CRC/OIE thực thi như được nêu bên dưới, bao gồm yêu cầu tạo điều kiện hợp lý cho các tín ngưỡng, nghi lễ hoặc hoạt động tôn giáo; tình trạng khuyết tật; hoặc tình trạng mang thai và các tình trạng y tế có liên quan.
OIE cũng cung cấp hoạt động đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật về các vấn đề EEO cho các nhà quản lý, giám sát và nhân viên của DOL. Ngoài ra, OIE cũng tư vấn cho ban quản lý về các vấn đề EEO nội bộ, xây dựng và triển khai các chính sách cũng như thủ tục EEO của DOL.
Các luật do OIE thực thi
- 29 CFR Mục 1614
- Đề mục VII của Đạo luật Dân quyền 1964, như đã sửa đổi
- Mục 501 và 508 của của Đạo luật về Phục hồi Chức năng năm 1973, như đã sửa đổi
- Đạo luật Sửa đổi đạo luật ADA năm 2008 (ADAAA), Pub. L. No. 110-135, 122 Stat. 3553
- Đạo luật Bình đẳng Tiền lương năm 1963, như đã sửa đổi
- Đạo luật Phục hồi Lương bổng Hợp lý năm 2009, Pub. L. No. 111-2, 123 Stat. 5
- Đạo luật Công bằng cho Người lao động Mang thai (PWFA), 42 U.S.C. § 2000gg et seq.
- Đạo luật Không phân biệt đối xử dựa trên Thông tin Di truyền năm 2008
- Đạo luật Không phân biệt đối xử trong Việc làm dựa trên Độ tuổi năm 1967, như đã sửa đổi
- Đạo luật Dân quyền năm 1991
- Đạo luật Chống Trả thù và Chống Phân biệt đối xử Nhân viên Liên bang năm 2002 (Đạo luật No FEAR), Pub. L. No. 107-174, 116 Stat. 566, như được sửa đổi bởi Đạo luật Cummings
- Đạo luật Chống Phân biệt Đối xử Nhân viên Liên bang Elijah E. Cummings năm 2020 (Đạo luật Cummings), Pub. L. No. 116-283, Sec. 1131-38, 134 Stat. 3388, 3900-05 (Sửa đổi Đạo luật No FEAR năm 2002)
- Sắc lệnh hành pháp 11478 – Cơ hội việc làm công bằng trong chính phủ liên bang, như đã sửa đổi
- Sắc lệnh hành pháp 13087 – Cơ hội việc làm công bằng trong Chính phủ liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 13152, Cơ hội việc làm bình đẳng trong Chính phủ liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 13163 – Tăng cơ hội được tuyển dụng cho người khuyết tật trong Chính phủ liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 13164 – Yêu cầu các cơ quan liên bang thiết lập thủ tục để tạo điều kiện dàn xếp hợp lý
- Sắc lệnh hành pháp 13548 – Tăng cơ hội việc làm liên bang cho người khuyết tật
- Sắc lệnh hành pháp 13672 – Sửa đổi thêm về Sắc lệnh hành pháp 11478 – Cơ hội việc làm bình đẳng trong chính phủ liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 11246 – Cơ hội việc làm bình đẳng
- Sắc lệnh hành pháp 14035 – Sắc lệnh hành pháp về sự đa dạng, công bằng, hòa nhập và khả năng tiếp cận trong lực lượng lao động liên bang
- Sắc lệnh hành pháp 13152 – Nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên tư cách cha mẹ
Văn phòng Hỗ trợ Ngôn ngữ Tập trung (COLA) của CRC phụ trách thúc đẩy các mục tiêu của Bộ nhằm cải thiện khả năng tiếp cận các chương trình và hoạt động do DOL thực hiện cho các công nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế. Bên cạnh việc thực hiện Kế hoạch Tiếp cận Ngôn ngữ của Bộ, COLA còn xây dựng và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan DOL để thúc đẩy các nỗ lực tiếp cận ngôn ngữ theo cách ý nghĩa.
COLA quản lý các hợp đồng toàn doanh nghiệp của Bộ đối với: 1) Dịch vụ Hỗ trợ Ngôn ngữ Chuyên nghiệp và 2) Dịch vụ Biên dịch, Phiên dịch và Chuyển biên. Các dịch vụ này trực tiếp hỗ trợ những nỗ lực của Bộ về việc cải thiện khả năng tiếp cận các chương trình và hoạt động do DOL thực hiện cho những cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế.